Nhằm giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận những kỹ thuật
canh tác mới và nâng cao nhận thức về khoa học và công nghệ, tạo
động lực mạnh mẽ đẩy nhanh công tác giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách phát triển
giữa vùng dân tộc thiểu số với các vùng khác. Ban Dân tộc tỉnh, Sở Khoa học và
Công nghệ đã ký kết chương trình phối hợp triển khai nhiều hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
vùng dân tộc thiểu số.
Chương trình tập
trung chủ đạo về hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt
là đối với vùng dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để đưa tiến bộ khoa học và kỹ
thuật vào sản xuất, cũng như phục vụ trực tiếp đời sống đồng bào dân tộc thiểu
số góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập, cụ thể:
Chương
trình áp dụng khoa học công nghệ vào mô hình trồng mới giống mãng cầu ta triển
vọng:
Kinh phí triển khai thực hiện chương trình là
trên 6.500 triệu đồng với mục đích là thực hiện ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về
bón phân, xử lý ra hoa lệch vụ, tỉa quả, phòng trừ một số sâu bệnh hại chính,
thu hoạch đúng độ chín; xây dựng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cho
giống mảng cầu ta triển vọng.

Thu
hoạch mãng cầu ta
Sau thời gian thực hiện, mô hình này đã bước đầu mang
lại hiệu quả kinh tế. Tại các mô hình cải tạo thâm canh, lợi nhuận tăng
135.62%; tại các mô hình VietGAP lợi nhuận tăng 141,89%. Sau khi thực hiện
chương trình, các nhà vườn đã học tập được kỹ thuật và áp dụng vào thực tiễn,
góp phần tăng năng suất trong khu vực từ 4,2 tấn/ha lên 5,2 tấn/ha. Sau dự án
có 15 kỹ thuật viên được đào tạo là nòng cốt để tiếp tục duy trì và nhân rộng kết
quả của chương trình.
Chương
trình xây dựng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh vật chức năng từ phế phẩm
trồng nấm và nông nghiệp
Mục đích của mô hình là trả lại sự màu mỡ, phì nhiêu
cho đất, cung cấp dinh dưỡng thay thế một phần cho phân bón hóa học, làm tăng
khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây lên 30 – 60%, từ đó làm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, tiết kiệm hàng trăm tấn phân hóa học thất thoát hàng năm.

Các sản phẩm phân bón hữu cơ sinh vật
Theo kết quả thử nghiệm xác định hiệu lực kinh tế của
sản phẩm khi sử dụng 3 loại phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh
học cho các loại cây trồng là ca cao, cà phê, tiêu đã làm tăng năng suất và thu
lãi ròng: ca cao từ 12 – 16,9 triệu đồng/ha/vụ; cà phê từ 6.8 – 9.3 triệu đồng/ha/vụ;
tiêu từ 34.7 – 43.5 triệu đồng/ha/vụ.
Chương trình triển khai thực hiện đã tạo việc làm cho
một bộ phận lao động là đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương đồng thời
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất
nông nghiệp trên một số loại cây trồng chính. Góp phần làm phong phú thêm các sản
phẩm phân bón, giảm chi phí vận chuyển, chủ động nguồn chế phẩm sinh học phục vụ
cho các nhà máy sản xuất phân bón trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu quả sử dụng
đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các loại phế thải trong sản xuất nông
nghiệp gây nên. Góp phần làm công bằng sinh thái, giữ an toàn môi sinh, hướng tới
một nền nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Được biết, trong những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều chương
trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát
triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, những kết quả nêu
trên chỉ là số ít trong những hoạt động đã chuyển giao nhằm nâng cao đời sống
kinh tế của người dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn toàn tỉnh.
Ngọc
Luyến