Huyện
Định Quán với 29 thành phần dân tộc sinh sống, trong đó DTTS
có 28 thành phần với 11.377 hộ với 37.263 nhân khẩu, chiếm 19,9% nhân khẩu toàn
huyện. Mỗi dân
tộc thiểu số có những nét đặc trưng văn hoá riêng đã tạo nên giá trị văn hoá tinh thần
phong phú đa dạng làm nên bản sắc đặc trưng của huyện.Trên địa bàn huyện công tác khôi phục các lễ hội, tết truyền thống
của đồng bào dân tộc được quan tâm và phục dựng. Mỗi dân tộc đều mang những nét
đặc trưng riêng như: Lễ hội Yangkoi, Yang Bơnơm của dân tộc Mạ ở khu phố
Hiệp Nghĩa; Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng xã Thanh Sơn; tết CholChnamThmay;
lễ Sen dolta, Okombok của dân tộc Khmer, khu phố Hiệp Nhất...đây là những giá
trị văn hóa tinh thần làm nên bản sắc của các dân tộc thiểu số nơi đây.

Nghi
thức Lễ Yang koi, Dân tộc Mạ, Khu phố Hiệp Nghĩa
Hiện nay, song song với việc phục dựng
lễ, tết truyền thống thì công tác tổ chức các lớp dạy nhạc cụ của
đồng bào dân tộc thiểu số cũng được địa phương quan tâm đúng mức. Với sự vào
cuộc của Phòng Văn hóa – Thông tin và Phòng Dân tộc đã vận động, tổ chức được
một lớp dạy ngũ âm cho 20 học viên là con em đồng bào Khmer tại khu phố Hiệp
Nhất; tổ chức một lớp đàn tính và hát then cho đồng bào dân tộc Tày xã Thanh
Sơn; phối hợp tổ chức lớp cồng chiêng dân tộc Chơro ở xã Túc Trưng và dân tộc
Mường ở xã Phú Túc.

Câu lạc bộ hát then của dân
tộc Tày, xã Thanh Sơn, Huyện Định Quán
Bên
cạnh phục dựng lễ tết và các làn điệu, nhạc cụ truyền thống thì việc quan tâm
sửa chữa và xây dựng các nhà văn hóa dân tộc tạo không gian, địa điểm tổ chức
các hoạt động mang tính cộng đồng cũng được địa phương chú trọng. Trong đó,
phải kể đến thiết chế Nhà văn hóa dân tộc Mạ - thị trấn Định Quán; chuẩn bị xây
dựng Nhà văn hóa dân tộc Tày, Nùng tại xã
Thanh Sơn và các nhà văn hóa ấp, khu phố trên địa bàn huyện
cơ bản đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao của bà con.
Hiện nay, tại các xã/thị trấn trên địa bàn huyện đã thành lập được trên 10 câu
lạc bộ, sinh hoạt thường xuyên tại các nhà văn hóa ấp.
Để tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
trong thời gian tới cấp ủy, chính quyền của huyện tiếp tục thực hiện các giải
pháp đồng bộ sau:
Một
là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối
với công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số về các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên
truyền, vận động đồng bào giữ gìn bản sắc văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng dân gian truyền
thống của dân tộc, loại bỏ các hủ tục lạc hậu. Phát huy vai trò của già làng, trưởng
dòng họ, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, đội ngũ cán bộ đang
công tác tại cơ sở nhằm đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số.
Hai
là, có kế hoạch và các giải pháp căn cơ nhằm phục dựng các lễ hội, tết
truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tổ chức
các lớp dạy nhạc cụ cho các lớp thế hệ con cháu các dân tộc tộc nhằm trao
truyền, lưu giữ những đặc trưng văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể.
Huy động nguồn lực từ chính quyền địa phương và nguồn xã hội hóa trong công tác
tổ chức các lớp dạy nhạc cụ, dạy cồng chiêng, ngũ âm, hát then tại các xã hiện
đang làm tốt công tác này.
Ba
là, quan tâm, xây dựng các thiết chế văn hóa, duy trì việc tổ chức các
hoạt động lễ hội văn hóa, thể thao truyền thống các dân tộc. Tuyên truyền về
lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc,
gương người tốt, việc tốt, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng,
thực hiện nếp sống văn minh, tinh thần đoàn kết dân tộc... qua đó giúp đồng bào
các dân tộc thêm tin tưởng, phấn khởi, tự hào, tích cực tham gia lưu giữ, bảo
tồn, phát huy các nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, tích cực lao động sản
xuất./.
Hiên Nguyễn