Thứ 6 - 26/02/2016
Màu xanh nước biển Màu đỏ Màu vàng Màu xanh lá cây

Hoạt động chuyên ngành

Đẩy mạnh tuyên truyền bình đẳng giới để giảm thiểu tình trạng trẻ em vùng dân tộc thiểu số bị xâm hại

Nhiều năm qua, công tác triển khai thực hiện các nội dung về quyền trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em nơi đây. Tuy nhiên, ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tình trạng này đang ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, nghiêm trọng hơn cả về tính chất và mức độ. Nạn nhân thường bị xâm hại khi đi chơi, đi phụ giúp gia đình ở các nơi vắng vẻ như nương ngô hoặc đi rẫy… mà không có người lớn đi cùng. Sau khi thực hiện hành vi xâm hại trẻ em, các đối tượng thường đe dọa tinh thần nạn nhân để nạn nhân phải giữ bí mật, không khai báo. Xâm hại trẻ em không chỉ diễn ra trong cộng đồng mà còn diễn ra ngay tại gia đình. Đối tượng bạo lực, xâm hại trẻ em thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi. Các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em thường xảy ra như bạo lực trẻ em, xâm hại tình dục… một số vụ việc người thân không dám tố cáo hành vi, vi phạm pháp luật, nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em do chính người thân trong gia đình thực hiện gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa phương, vi phạm nghiêm trọng đạo đức lối sống và truyền thống văn hóa.

Theo Trung tâm Giám định Pháp y tỉnh cho biết, năm 2023, Trung tâm đã tiếp nhận và thực hiện giám định 117 hồ sơ có liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục trên địa bàn tỉnh. Độ tuổi bị xâm hại tình dục rất đa dạng, từ 4-5 tuổi đến 70 tuổi, nhiều nhất là nhóm từ 15-18 tuổi. Hậu quả do các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em gây ra hết sức nặng nề và nghiêm trọng. Không chỉ bị xâm hại về tình dục, gây đau đớn, thương tật về thể xác, tính mạng bị đe dọa, mà tinh thần các em cũng bị tổn hại nặng nề, gây hoang mang, bất bình trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh và trật tự xã hội tại địa phương. Theo khảo sát của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, có đến 60% trẻ em sau khi bị xâm hại tình dục đều trở nên không bình thường, luôn mặc cảm, lo sợ, nghi ngờ, xa lánh tất cả mọi người, kể cả người thân trong thời gian dài.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về "Tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em". Ban Dân tộc chủ động triển khai các hoạt động, chính sách liên quan đến trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi; triển khai các hoạt động nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em dân tộc thiểu số; triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao năng lực, nhận thức về quyền trẻ em vùng dân tộc thiểu số cho cán bộ làm công tác dân tộc ở địa phương; công tác tuyên truyền có nội dung liên quan đến lĩnh vực về trẻ em được tăng cường nhằm bảo vệ các quyền lợi dành cho trẻ em về các lĩnh vực, trong đó có tăng cường nhận thức về bình đẳng giới của trẻ em gái người dân tộc thiểu số; việc tuyên truyền về bình đẳng giới liên quan đến trẻ em dân tộc thiểu số đã được lồng ghép vào các chính sách, Đề án, như Đề án: “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025".

Bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em. Tăng cường tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số về bình đẳng giới, về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, là một trong những giải pháp bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số khỏi bị xâm hại. Nhằm đẩy mạnh việc thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025", trong giai đoạn 2020-2023, Ban Dân tộc đã phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức 36 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới cho 5.264 đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Nội dung tuyên truyền có chuyên đề về Luật Trẻ em; các vấn đề liên quan đến trẻ em trong giai đoạn hiện nay; những kiến thức cơ bản về giới tính, kỹ năng tự bảo vệ mình như: không đi chơi hay ở một mình những nơi vắng vẻ, lúc đêm tối; khi có kẻ muốn xâm hại tình dục phải biết cách từ chối, kêu to hoặc bỏ chạy; khi bị xâm hại, kể lại với người lớn đáng tin cậy để được giúp đỡ; mạnh dạn tố cáo để nghiêm trị tội phạm… Thông qua công tác tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh về sự quan tâm, giáo dục con các kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ thân thể mình; cùng với sự vào cuộc tích cực của cộng đồng, bản thân các em gái người dân tộc thiểu số sẽ dần hình thành ý thức bảo vệ bản thân, bạn bè, chị em gái của mình.

 

Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tích cực triển khai thực hiện các Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, trong đó có Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giúp đem lại nhiều lợi ích cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt là phụ nữ và trẻ em./.​


Hồ Thị Tuyết Nhung

Các tin khác

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:
Cơ quan chủ quản: BAN DÂN TỘC TỈNH ĐỒNG NAI
Chịu trách nhiệm chính: ông Nguyễn Văn Khang - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 4/22/10A, đường Nguyễn Du, khu phố 4, phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.843836 - Email: bdt@dongnai.gov.vn
© 2014 Bản quyền thuộc Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai​